Trong sách báo tiếng Việt thỉnh thoảng ta thấy những câu như “Lúa chín cúi đầu, sông sâu tĩnh lặng. Lúa chín cúi đầu, người khiêm ít tiếng “. Có khi nào ta tự hỏi: “Lúa chín cúi đầu” nghĩa là gì, nguồn gốc từ đâu?
Xin thưa, cụm từ này xuất phát từ một ngạn ngữ trong tiếng Nhật: 実るほど頭を垂れる稲穂かな, có nghĩa đen là “Bông lúa càng chín thì càng cúi đầu”, nghĩa bóng là “Càng học nhiều thì càng khiêm tốn”.
Trong câu trên có 5 từ viết theo kiểu Kanji (Hán tự): thực 実 [ みの] = quả; đầu 頭 [あたま] = cái đầu; thùy 垂 [れ] = treo; đạo 稲 [いな] = lúa; tuệ 穂 [ほ] = bông.
Ngoài cách viết này, còn có những hình thức viết khác là 実るほど頭をたれる稲穂かな hoặc 実るほど頭の下がる稲穂かな.
Chúng ta biết rằng những cây lúa non xanh tốt vươn thẳng lên trời, nhưng khi phát triển, “đơm hoa kết trái” sẽ tạo ra những bông lúa “nặng hạt”, lúc chín vàng sẽ rủ xuống. Ngược lại, nếu bông lúa bị lép, sẽ không nặng. Một bông lúa như thế bề ngoài vẫn có thể đẹp song không đủ nặng để rủ xuống, cúi đầu.
Do câu 実るほど頭を垂れる稲穂かな đọc là みのるほどあたまをたれるいなほかな (minoruhodoatama wotareruinahokana) nên nhiều người cho rằng câu này được viết theo phong cách thơ Haiku (Bài cú) cổ xưa của Nhật, vì có thể xếp theo cấu trúc 3 dòng với 17 âm tiết: 5 + 7 + 5. Tuy nhiên, theo Kojien (Quảng từ uyển), tức “Khu vườn rộng của chữ”, một từ điển tiếng Nhật do NXB Iwanami Shoten xuất bản lần đầu năm 1955, thì câu ngạn ngữ trên không rõ tác giả và cũng không phải là thơ Haiku. Nó có thể xuất hiện sau khi thể thơ Haiku ra đời từ thế kỷ 17, phát triển mạnh trong thời kỳ Edo (1603 – 1867). Chúng ta có thể tin điều này vì Kojien là từ điển có thẩm quyền nhất của tiếng Nhật, các bài xã luận trên báo đài thường trích dẫn các định nghĩa trong đó.
Theo giới nghiên cứu Nhật, có những thành ngữ đồng nghĩa với câu “lúa chín cúi đầu” kể trên như sau:
Hòa quang đồng trần (Wako Dojin, わこうどうじん): Hòa ánh sáng cùng với bụi. Nghĩa là hòa hợp với trần tục mà không tự lập dị, một thành ngữ có nguồn gốc từ câu Hòa kì quang, đồng kì trần của Lão tử. Thành ngữ này còn có nghĩa là sống khiêm tốn giữa thế gian, không cần thể hiện đức tính và tài năng của mình.
Ðại trí như ngu (Daichijogu, だいちじょぐ): Bậc đại trí trông bề ngoài có vẻ rất tầm thường, nghĩa là một người thông minh, xuất sắc trông giống như một kẻ ngốc; một người thực sự khôn ngoan không phô trương kiến thức của mình. Tương tự với thành ngữ Ðại trí nhược ngu (大智若愚) của Trung Quốc.
Kim thanh ngọc chấn (Kinsei Gyokushin, きんせいぎょくしん): Tiếng của vàng, âm rung của ngọc, dùng để chỉ một người có trí tuệ bẩm sinh và đạo đức cân bằng. Ðây là câu Mạnh Tử dùng để ca ngợi Khổng Tử đã lưu truyền trong tiếng Nhật.
Ngoài ra, có thành ngữ trái nghĩa với “lúa chín cúi đầu” là “tiếng sủa của một con chó bất tài” (… 能無し犬の高吠えがあります). Chó càng vô dụng thì càng sủa to. Người không có tài mới ăn to nói lớn.
Ý nghĩa khác có thể hiểu là:
Câu nói “Sông sâu tĩnh lặng, lúa chín cúi đầu” xuất phát từ một bài thơ của nhà thơ Tản Đà. Câu này có nhiều ý nghĩa khác nhau, tùy thuộc vào ngữ cảnh và cách hiểu của người đọc.
Một cách hiểu phổ biến của câu nói này là mô tả một cảnh đẹp trong tự nhiên, thể hiện sự hài hòa và thanh bình. Sông sâu tĩnh lặng biểu thị cho sự yên tĩnh và sự ổn định, còn lúa chín cúi đầu thể hiện sự tôn kính và sự khiêm tốn. Từ đó, câu nói này truyền tải một thông điệp về sự tĩnh lặng, sự khiêm tốn và sự tôn trọng.
Ngoài ra, câu nói này còn có ý nghĩa về sự độc lập và sự tự chủ. Sông và lúa đều sống và tồn tại mà không cần sự can thiệp của con người, chính vì vậy chúng thể hiện sự độc lập và sự tự chủ. Câu nói này có thể truyền tải một thông điệp về sự độc lập, sự tự chủ và sự tự do.
Ngoài ra, câu nói này còn có thể được hiểu là tình cảm của một người đối với tự nhiên.
Người ta có thể nhìn thấy sự tình cảm và tôn trọng của người đối với sông và lúa thông qua cách miêu tả sâu sắc của câu nói này.
Tóm lại, câu nói “Sông sâu tĩnh lặng, lúa chín cúi đầu” có nhiều ý nghĩa khác nhau, tùy thuộc vào ngữ cảnh và cách hiểu của người đọc. Tuy nhiên, đây là một câu nói đẹp và sâu sắc, truyền tải nhiều giá trị về sự tĩnh lặng, sự khiêm tốn, sự tôn trọng, sự độc lập và sự tự chủ.